Liên hệ Facebook Liên hệ Facebook Liên hệ Facebook Youtube channel Hỗ trợ kỹ thuật Hỗ trợ kỹ thuật Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh Hà Nội Hà Nội

Kỹ thuật lót bạt trong thi công ao tôm

Đăng bởi Lê Ngọc Nam vào lúc 15/12/2022

Lót bạt ao tôm đang là phương pháp nuôi tôm mới, hiện đại với nhiều ưu điểm nổi bật hơn hẳn so với cách nuôi tôm truyền thống. Mô hình nuôi tôm ao bạt kết hợp xiphong đáy ao, mang đến hiệu quả tối ưu nhất cho ngành nuôi tôm nói riêng và thủy sản nói chung.

Nội dung chính

1. Một vài lưu ý trong quá trình lót bạt thi công ao tôm

2. Ưu điểm của kĩ thuật lót bạt ao tôm

2.1. An toàn, thân thiện

2.2. Giúp ổn định chất lượng nguồn nước

2.3. Vệ sinh dễ dàng

2.4. Chi phí đầu tư thấp

 

3. Hướng dẫn lót bạt hồ nuôi tôm

3.1. Chuẩn bị mặt bằng

3.2. Chuẩn bị vật liệu

3.3. Chuẩn bị nhân công và máy móc hỗ trợ

3.4. Tiến hành lót bạt cho hồ nuôi

4. Một vài lưu ý trong quá trình lót bạt thi công ao tôm

1. Một vài lưu ý trong quá trình lót bạt thi công ao tôm

Để tìm hiểu rõ hơn về những điểm mạnh trong kỹ thuật nuôi tôm kiểu mới này cũng như nắm rõ kỹ thuật tiến hành nuôi tôm bằng bạt lót, quý khách hàng nên tham khảo những chia sẻ ngay dưới đây.

2. Ưu điểm của kĩ thuật lót bạt ao tôm

Ứng dụng công nghệ vật liệu chống thấm HDPE vào trong ngành công nghiệp nuôi tôm, giúp kiểm soát tốt hơn chất lượng nước ao, chất thải và ngăn ngừa dịch bệnh. Đây đều là những ưu điểm đã được kiểm chứng qua nhiều dự án nuôi tôm ở các tỉnh thành.  

2.1. An toàn, thân thiện

  • Ao nuôi tôm lót bạt rất thân thiện với môi trường, chất liệu an toàn. Đặc biệt với bề mặt bạt nhẵn nên rất dễ vệ sinh sau khi thu hoạch, không cần phải dùng tới các loại hóa chất diệt khuẩn, góp phần bảo vệ môi trường sống trong lành.

2.2. Giúp ổn định chất lượng nguồn nước

  • Các hồ tôm lót bạt sẽ giúp đảm bảo ổn định cho lượng nước trong hồ, chống thấm nước ra ngoài, ngăn không cho nước và các dung dịch từ bên ngoài thấm vào ao. Đem lại môi trường nuôi tôm tốt nhất, giúp tôm sinh trưởng tốt.
  • Đặc biệt ao tôm lót bạt có thể kiểm soát tốt được nguồn nước cũng như các yếu tố môi trường, cân bằng độ pH trong ao, đảm bảo chất lượng nước để tôm khỏe mạnh.
  • Bạt lót ao nuôi tôm sẽ ngăn ngừa được sự phát triển của rong, tảo, rêu, cỏ dại và các vi sinh vật gây hại phát triển, ngừa dịch bệnh, giảm nguy cơ nhiễm những bệnh không đáng có, từ đó giúp tăng năng suất nuôi tôm.

2.3. Vệ sinh dễ dàng

  • Dùng bạt lót hồ nuôi tôm thay vì nuôi tôm trực tiếp trong ao bùn đất như trước đây sẽ giúp đơn giản hóa quá trình thu gom các chất thải có trong ao. Bạt lót ao có bề mặt nhẵn, ít tích bẩn bùn đất, kết hợp cùng với xi phông sẽ giúp cho người nuôi dễ dàng dọn sạch được hết chất thải ở đáy ao hiệu quả, nhanh gọn.

2.4. Chi phí đầu tư thấp

  • Chi phí đầu tư cũng rất thấp, giá thành đầu tư rẻ, không quá tốn kém

kỹ thuật lót bạt ao tôm

Lót bạt trong thi công ao tôm

3. Hướng dẫn lót bạt hồ nuôi tôm

3.1. Chuẩn bị mặt bằng

Mặt bằng ao tôm cần được làm phẳng, đầm chặt, nén kỹ bờ, dọn sạch các vật cản, sỏi đá, vật nhọn có thể làm rách bạt. Đảm bảo mặt bằng có độ nghiên nhất định hướng về rãnh thoát nước. Đào rãnh neo để cố định bạt theo yêu cầu trong thiết kế. Tiến hành đào xiphong đáy ao có độ sâu khoảng 1m và bán kính từ 60 đến 80cm, tùy vào kích thước của ao.

3.2. Chuẩn bị vật liệu

Bạt được sử dụng nuôi tôm có nhiều mức độ dày khác nhau, giao động từ 0.3mm đến 1mm. Cần lựa chọn loại bạt phù hợp với điều kiện thi công, quy mô công trình, ngân sách cũng như kỳ vọng về tuổi thọ của ao.

3.3. Chuẩn bị nhân công và máy móc hỗ trợ

Với các ao tôm lớn, lượng bạt sử dụng nhiều, cộng thêm trọng lượng bạt khá nặng, với sức người khó có thể đảm bảo nên cần sự hỗ trợ của máy móc. Ngoài ra, còn cần chuẩn bị máy hàn để phục vụ cho công tác hàn bạt.

kỹ thuật lót bạt ao tôm (1)

Kỹ thuật lót bạt ao nuôi tôm

3.4. Tiến hành lót bạt cho hồ nuôi

Kỹ thuật lót bạt ao nuôi tôm khâu chuẩn bị mặt bằng cũng đóng vai trò rất quan trọng. Nếu bà con không chuẩn bị tốt, khi thợ đi vào thi công, bà con lội xuống ao làm công việc rất dễ làm thủng bạt.

Nếu loại ao nhỏ. Bà con tự mua bạt về tự lót, không cần hàn ghép bạt, tiến hành lót bình thường, không cho trẻ em vào trong bạt chơi đùa, người phụ giúp vào lót nên đi chân trần đi nhẹ nhàng tránh làm thủng bạt.

Sử dụng các phương pháp hàn và máy hàn bạt nhựa phù hợp cho các vị trí mối ghép khác nhau. Đặc biệt lưu ý với những phần mối ghép trong góc, phần gấp khúc để tránh rò rỉ nước khi sử dụng.

4. Một vài lưu ý trong quá trình lót bạt thi công ao tôm

Trong kỹ thuật nuôi tôm ao bạt, nước được sử dụng cho ao nuôi cần được xử lý trước khi đưa vào sử dụng. Cần thi công thêm các công trình phụ để hỗ trợ cho ao tôm vận hành tốt, như:

  • Xây dựng ao lắng để xử lý nước. Nước được bơm vào ao lắng có độ sâu lớn hơn 1,4m, và được xử lý Chlorine 5% với liều lượng 30ppm, qua 10 ngày mới bắt đầu bơm vào ao nuôi thông qua túi lọc.
  • Lắp thiết bị hỗ trợ nuôi tôm, dàn quạt nước để đảm bảo lượng oxi cần thiết, cân bằng nhiệt độ và thu gom chất thải vào khu vực xiphong.

Nuôi tôm theo phương pháp lót bạt đáy hồ mang lại rất nhiều ưu điểm vượt trội. Chính vì vậy, phương pháp này trở thành một trong những sự lựa chọn hàng đầu của các chủ sản xuất, chăn nuôi. 

Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích đến bạn trong quá trình thi công hồ nuôi tôm. Nếu bạn có nhu cầu tư vấn hoặc sử dụng máy hàn bạt nhựa, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất!

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN: