-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Màng HDPE VÀ ứng dụng trong thực tiễn
Đăng bởi Lê Thị Mai Hương vào lúc 22/08/2022
Nội dung chính
1. Giới thiệu về bạt chống thấm HDPE
2. Ứng dụng bạt HDPE trong thực tiễn
3.1. Bạt lót chống thấm hồ nuôi trồng thủy sản
3.2. Bạt chống thấm xử lý môi trường có thể chia ra thành xử lý rác thải và chống thấm hầm biogas
1. Giới thiệu về bạt chống thấm HDPE
Bạt chống thấm HDPE là một trong sản phẩm được sử dụng cực kì rộng rãi trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Bạt được kết hợp từ 97.5% loại hạt nhựa HDPE nguyên chất và 2.5% phụ gia C (Carbon) đen chống lão hóa giúp cho bạt HDPE có khả năng kháng hoá chất và kháng vi sinh cao. Ngoài ra còn có chất ổn định nhiệt, kháng tia UV nên bạt chống thấm HDPE rất thân thiện với con người và các sinh vật xung quanh.
2. Ứng dụng bạt HDPE trong thực tiễn
- Chống thấm cho các công trình, bãi chứa rác thải nguy hại, xử lý nước thải
- Chống thấm hầm biogas
- Chống thấm ao nuôi trồng thủy sản
- Lót bể chứa nước ngọt
- Chống thấm bồn chứa nước
- Chống mất nước trong quá trình đổ bê tông
- Chống hơi muối khi bọc các máy công nghiệp di chuyển trên đường biển
Cảm quan nhận biết bạt HDPE chính ra bạt đen, đây cũng là loại được phổ dụng phổ biến nhất hiện nay.
Hình ảnh bảng tiêu chuẩn chiều dày tối thiểu cho bạt HDPE
3. Phân loại bạt HDPE
Ở Việt Nam, bạt chống thấm HDPE được sử dụng với những mục đích chính sau:
3.1. Bạt lót chống thấm hồ nuôi trồng thủy sản
Ở Việt Nam, việc nuôi trồng thủy sản có thể ở ao đất, hồ chìm lót bạt HDPE hay phát triển gần đây là hồ nổi lót bạt HDPE. Để kiểm soát chất lượng môi trường nước và lượng nước trong hồ thì càng ngày các đơn vị nuôi trồng thủy sản sử dụng hồ lót bạt càng nhiều hơn và dần không còn sử dụng ao đất.
Đây là điều kiện cho các đơn vị cung cấp màng HDPE ngày càng phát triển ở Việt Nam. Có thể phân chia thành 2 nguồn cung cấp đó là bạt HDPE được sản xuất trong nước và bạt nhập khẩu. Độ bền sử dụng từ 10,15,20 năm thậm chí là 50 năm đối với các công trình chống thấm hố xử lý rác thải. Thông thường đối với hồ nuôi trồng thủy sản độ bền là 10-15 năm.
Đối với việc chọn bạt HDPE cho mục đích lót hồ nuôi trồng thủy sản. Độ dày bạt được sử dụng phổ biến từ 0.3-0.75mm.
Hồ nổi phát triển ngày càng nhiều ở Việt Nam vì những lý do sau:
- Giá thành giảm nhiều so với hố chìm, vì không cần công đoạn đào lấp đất
- Lắp đặt nhanh chóng, an toàn, dễ kiểm soát môi trường trong ao nuôi. Các đơn vị thi công hoàn toàn có thể không cần đến tận nơi để lắp đặt, mà có thể dựng khuôn và hàn bạt sau đó gửi về cho hộ nuôi tôm tự lắp đặt.
- Lắp đặt mái che dễ dàng dựa vào khung hồ xung quanh để dựng mái che
- Khi không nuôi nữa thì có thể dọn dẹp và lấy lại quỹ đất đã sử dụng cho việc khác mà không phải đào lấp thêm một lần nữa
- Diện tích ao linh hoạt theo quỹ đất có. Phân chia diện tích, khu vực phù hợp để kiểm soát việc nuôi trồng tốt nhất
3.2. Bạt chống thấm xử lý môi trường có thể chia ra thành xử lý rác thải và chống thấm hầm biogas
Bạt thường sử dụng cho mục đích này sẽ có độ dày 1-1.5mm. Ở những công trình này cần đảm bảo tuổi thọ công trình và đảm bảo hiệu quả chống thấm ở mức cao nhất.
Đa phần các công trình chống thấm này có quy mô lớn, việc thi công chống thấm bãi xử lý rác thải cũng khó khăn hơn rất nhiều so với thi công bạt lót hồ nuôi trồng thủy sản. Do vậy, để tránh việc phải đi xử lý quá nhiều các vét rách hay lủng bạt, hãy chọn lựa bạt HDPE có chất lượng tốt cũng như đảm bảo chất lượng đường hàn bạt HDPE.
4. Kết luận
Trên đây là những khái niệm và mô tả cơ bản màng chống thấm HDPE là gì? Ứng dụng màng chống thấm HDPE trong thực tiễn. Để lựa chọn được 1 chiếc máy hàn bạt HDPE tốt thì cần có những kiến thức và sự am hiểu về bạt HDPE, hãy cùng Công nghiệp Cường Thịnh tìm hiểu thêm qua các bài viết của chúng tôi.